Lựa chọn các mũ bảo hiểm phù hợp khi đi phượt

19/08/2019

Bạn dự định có một chuyến dạo chơi thành phố hay đi du lịch bằng chính chiếc xe máy của mình. Dù là chuyến đi nào,thì việc lựa chọn chiếc mũ bảo hiểm phù hợp trên cung đường là hoàn toàn cần thiết.

Việc tìm hiểu các loại mũ bảo hiểm có chức năng bảo vệ phù hợp cho mỗi chuyến đi với những cây số dài ngắn khác nhau rất quan trọng trước chuyến hành trình. Dưới đây là 5 loại mũ bảo hiểm cơ bản.

Mũ bảo hiểm nửa đầu (Mũ ½, Half-Face)
Là loại mũ bảo hiểm chỉ che một nửa đầu trên, ta dễ dàng bắt gặp trên từng con phố ở Việt Nam với độ phổ biến của loại mũ này. Với trọng lượng nhẹ, nhỏ gọn và thông thoáng, mũ ½ vô cùng thích hợp để di chuyển trong thành phố (hoặc dưới 20km) với tốc độ chậm.

Tuy nhiên, loại mũ bảo hiểm này có tính chất bảo vệ thấp nhất vì nó chỉ bảo vệ được nửa phần đầu phía trên của mỗi người. Do đó, không thích hợp để đi đường xa hay lái xe quá nhanh.

Giá thành cho mỗi chiếc mũ bảo hiểm loại nửa đầu chuẩn chất lượng khoảng 170 ngàn trở lên. Các thương hiệu mũ chính hiệu có thể cân nhắc như: andes, chita, ace, honda,…

Mũ bảo hiểm ¾ (Open-Face)
Mũ bảo hiểm ¾ được thiết kế để bảo vệ phía sau đầu và hai bên tai. Kiểu dáng này nhằm hạn chế các tạp âm ồn ào xung quanh hoặc chắn gió khi đi đường, giúp cho người đội di chuyển dễ dàng hơn. Với tỷ lệ bao phủ lớn hơn, dĩ nhiên là mức độ bảo vệ đầu cho chúng ta tốt hơn.

Đa số các mũ bảo hiểm 3/4 đều có kính chắn gió ở phía trước, do vậy nó cũng có tác dụng ngăn cản gió táp vào mặt của người đội khi lái xe. Tuy nhiên, nếu không may gặp tai nạn thì mũ ¾ này không thể giúp bạn hạn chế chấn thương vùng cằm.

Mũ ¾ phù hợp cho người hay đi quãng đường cả ngắn và dài, nhưng vẫn có thể dùng đi lại trong thành phố; chúng không quá cồng kềnh như loại mũ trùm kín đầu và cũng khá thông thoáng như loại mũ 1/2.

Các hãng có mũ bảo hiểm ¾ uy tín như: Royal, BullDog, Shark,…

Mũ bảo hiểm trùm kín đầu (Full-Face)
Fullface là loại mũ bảo vệ tốt nhất cho người đội với thiết kế phủ kín đầu, bao gồm hết phần đầu phía sau và phần trước mặt bao gồm cả phần cằm phía dưới, giúp bảo vệ tối đa cho chúng ta khi tham gia giao thông.

Việc bổ sung phần bảo vệ cằm là rất cần thiết và quan trọng vì vùng cằm là phần có khả năng bị tổn thương rất nặng nề mỗi khi gặp tai nạn. Mũ bảo hiểm Fullface chỉ chừa ra duy nhất phần quan sát khu vực mắt, nhưng hãng vẫn thiết kế tấm nhựa chắn ở khu vực này trong suốt hoặc sơn màu (tiếng Anh gọi là Visor) nhằm chống nắng hay chống tia cực tím, tùy loại.

Nhiều người cho rằng mũ này nóng và bí bách, nhưng đa số các mũ Full-Face (FF) hiện nay đều được cải thiện hệ thống lưu thông khí khá tốt. Một số mũ còn được hãng trang bị thêm một kính Visor nhỏ thứ hai nằm phía ngay trước mắt người đội, có thể kéo lên hạ xuống dễ dàng để tăng cường khả năng chống chói của mũ.Với dòng mũ này thích hợp cho những chuyến đi trên những quãng đường xa,hạn chế được gió bụi và chói nắng. Hỗ trợ tốt cho người lái trên chuyến hành trình của mình. Và đặc biệt độ bảo vệ an toàn nhất trong các loại mũ bảo hiểm

Mũ Fullface AGU thích hợp để đi phượt đường dài và có khả năng bạo vệ tối đa phần đầu của người điều khiển phương tiện.

Các hãng mũ hầu như đều có dòng Fullface như Agu, Shark, Evo,..

Mũ bảo hiểm Modular (Flip-up)
Mũ bảo hiểm kiểu Flip-up còn được biết đến tên gọi khác là mũ bảo hiểm lật hàm, hay lật cằm. Sở dĩ nó có tên gọi này vì mũ được thiết kế kết hợp giữa mũ 3/4 và mũ Fullface. Phần bảo vệ hàm, cằm có thể lật lên trên.
mũ bảo hiểm fullface

Tuy nhiên, không như mũ fullface truyền thống được đúc khuôn liền lạc chắc chắn, mũ bảo hiểm modular có phần hàm được nối với mũ bằng ốc vít để có thể lật lên. Vì vậy, xét về độ an toàn bảo vệ chắc chắn phần hàm sẽ không bằng kiểu dáng fullface truyền thống.

Người đội có thể hút thuốc, uống nước, nghe điện thoại trong khi vẫn đội mũ. Điều này giúp người đội tiện lợi hơn rất nhiều so với loại Fullface.

Ngoài ra còn có loại mũ gồm cả 2 kính chắn gió và kính râm che nắng tích hợp trong mũ tiện dụng.

Cũng như mũ fullface,tuy mức độ bảo vệ không chắc chắn như fullface nhưng mũ lật hàm cũng rất thích hợp cho người lái sử dụng trong những chuyến đi xa vì độ che chắn và cản gió bụi của loại mũ này rất tốt.

Có thể kể đến như Royal, Andes, Jiekai, Soman, GXT, Yohe là những hãng tầm trung phù hợp đại đa số. Cao cấp hơn có những thương hiệu như AGV, HJC, Arai với chất lượng vượt trội nhưng giá thành cao hơn.
Mũ bảo hiểm “cào cào” Off-road (motocross)

Mũ bảo hiểm Off-road khác với các dòng mũ còn lại ở phần vành lưỡi trai kéo dài hơn và phần chắn ngang cằm góc cạnh hơn. Với kiểu dáng mũ này, ánh nắng sẽ được che đi đáng kể. Phần cằm, phía trên và đằng sau đầu vẫn được bảo vệ.
mũ bảo hiểm fullface

Mũ bảo hiểm Off-road hay còn gọi là mũ “cào cào”
Dòng mũ này không có kính che cố định bởi ý tưởng thiết kế là để tối ưu sự thông thoáng và nhẹ nhất có thể. Người dùng có thể tích hợp mặt nạ để tránh bụi hoặc đeo kính râm để tạo phong cách riêng.

Phần lưỡi trai dài hơn các dòng mũ khác, giúp che ánh nắng tốt hơn

Với phần lưỡi trai dài, off-road không phù hợp với đoạn đường cao tốc khi xe chạy nhanh. Phần lưỡi trai sẽ cản gió và biến đầu bạn thành “con diều” khi đi với tốc độ cao.

Mũ thích hợp cho những bạn có sở thích lái xe cào cào trên những địa hình đường đồi núi và những cung đường xa để có được sự bảo vệ tối ưu nhất.

Lưu ý: Nên chọn mũ có kích cỡ phù hợp với đầu, vì mũ bảo hiểm phải vừa vặn mới có thể bảo vệ bạn tối ưu nhất. Vậy nên, bạn nên kiểm tra size theo hãng mũ nhé!

Mỗi loại mũ đều được thiết kết với tính năng riêng, phù hợp với mức độ di chuyển khác nhau. Hãy tìm hiểu và chọn cho mình một loại mũ phù hợp để bảo vệ bản thân tốt hơn nhé!

ĐẶT HÀNG PT LÊ GIA
Họ tên
Số điện thoại
Email
Dịch vụ
Ngày đặt
Địa chỉ
Nội dung